Việc giúp trẻ phát triển tư duy tốt chính là phát triển sự linh hoạt trong suy nghĩ giúp trẻ sáng tạo. Có những quyết định chính xác hơn, nổi bật trong tập thể, và vượt trội cả ở trường học cũng như trong cả cuộc sống.
1. Khuyến khích trẻ “ động não”
Nên cung cấp cho trẻ môi trường để trẻ có thể khám phá các ý tưởng, hay một từ mà chúng ta thường dùng hơn, đó là “động não”. Động não ở đây không chỉ là kết quả mà đó là cả quá trình. Giống như việc tập thể dục cho trí óc, tập thể dục hàng ngày một cách kiên trì khiến trí ngày một linh hoạt hơn. Đó là lý do vì sao mọi người vẫn nói “Không có ý tưởng nào tồi khi bạn đang động não”. Bởi vậy, điều quan trọng là không nên đánh giá hay bình luận khi trẻ đang đưa ra các ý tưởng.
2. Dạy trẻ cách suy nghĩ “không giới hạn”
Điều này thoạt nghe có vẻ điên rồ, nhưng tại sao trẻ lại không thể tạo ra mô hình con chuồn chuồn có kích cỡ của chiếc máy bay trực thăng cho hội chợ khoa học? Cha mẹ hãy giúp đỡ và để trẻ lựa chọn nếu trẻ muốn bùng nổ với những ý tưởng của mình.
3. Giúp trẻ phát triển tư duy tốt bằng cách đặt câu hỏi
Bạn có thể giúp thúc đẩy quá trình suy nghĩ bằng cách đặt cho trẻ các câu hỏi. Các câu hỏi cần khéo léo hướng cách suy nghĩ của trẻ sang một hướng khác. Bạn có thể đặt câu hỏi “Nếu như…” để trẻ có thể phát huy trí tưởng tượng hoặc “Con còn có thể thử cách nào nữa”, “Còn cách nào không?”. Nếu như con bạn phải làm bài tập làm văn, bạn có thể giúp con bằng cách hỏi “Còn điều gì quan trọng nữa không?” hoặc “Con thử xem người đọc muốn biết gì nữa?”
4. Kết hợp
Không phải tất cả mọi ý tưởng đều phải được triển khai từ đầu. Trí sáng tạo giống như việc tái sắp xếp. Trẻ có thể triển khai một ý tưởng mới bằng cách kết hợp 2 ý tưởng thông thường. Ý tưởng độc đáo giờ đây hình thành từ những sự kết hợp đặc biệt. Trẻ có thể tự tạo cho mình một cột các ý tưởng theo chiều ngang, một cột ý tưởng theo chiều dọc. Các ý tưởng mới hình thành từ sự kết hợp giữa các ý tưởng ở cột và hàng tương ứng.
5. Triển khai
Nếu trẻ chưa biết chữ, bạn cần ghi lại những điều trẻ nói. Nếu trẻ đã biết viết, hãy động viên trẻ viết các ý tưởng vào giấy. Suy nghĩ có hiệu quả nhất khi một loạt các ý tưởng được ghi chép, đọc lại và sửa sang cho phù hợp với các mốc thời gian. Viết và triển khai ý tưởng vì điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng mở rộng suy nghĩ. Điền kín trang giấy với các ý tưởng và lựa chọn các ý tưởng thú vị nhất. Càng nhiều ý tưởng thì cơ hội tìm được ý tưởng độc đáo càng cao.
6. Cho não trẻ được nghỉ ngơi
Sau khi trẻ vận động trí não để đưa ra các ý tưởng, hãy cho trẻ nghỉ ngơi. Điều này khiến trẻ có thời gian để có cái nhìn mới mẻ với những ý tưởng của mình, khi nghỉ ngơi trẻ sẽ bắt đầu đưa ra các kết nối và xếp loại các ý tưởng. Cho não trẻ được nghỉ ngơi hợp lí sẽ giúp trẻ phát triển tư duy tốt.
7. Sàng lọc
Giờ là thời gian để xếp loại và chọn ra ý tưởng tốt nhất. Khi có tinh thần thoải mái, vui vẻ, phụ huynh sẽ thấy rằng trẻ càng ngày càng có nhiều ý tưởng mới và độc đáo, cũng như đưa ra các quyết định chính xác hơn.
Bên cạnh sự giáo dục từ gia đình, cha mẹ có thể tham khảo bộ sách Toán song ngữ: Em yêu toán học và 101 thử thách tư duy toán học giúp phát triển tư duy cho trẻ, rèn luyện khả năng ngôn ngữ và các kỹ năng khác trong độ tuổi từ 6-11. Bộ sách tập trung vào những cách thức tư duy cơ bản và những kỹ năng cần thiết đối với việc giải toán ở bậc tiểu học, hội tụ những tinh hoa vượt trội cần có để bố mẹ trang bị cho con trẻ chất lượng giáo dục tốt nhất. Với 2 bộ sách này, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho trẻ tự do phát triển khả năng tư uy sáng tạo và khả năng ngôn ngữ.
Nguồn: Bé thông minh
Nhận xét
Đăng nhận xét